Tôi Trở Thành Tín Hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô Bằng Cách Nào?

Mọi người có thể tìm hiểu về Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô qua nhiều cách thức. Bạn có thể tham dự các buổi họp nhà thờ, hỏi bạn bè tín hữu của mình điều họ tin tưởng, hoặc gặp với những người truyền giáo của chúng tôi. Sau khi tìm hiểu về Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô và muốn trở thành một tín hữu, bạn có thể chọn để được làm phép báp têm. Hãy xem các video bên dưới để lắng nghe các câu chuyện và kinh nghiệm từ những người đã trở thành tín hữu!

Một hội thánh tìm hiểu về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Đi nhà thờ thôi nào– mọi người đều được chào đón!

Một trong những cách tốt nhất để biết thêm và cảm nhận về cộng đồng của chúng tôi chính là tham dự cùng với chúng tôi! Bạn không cần phải là tín hữu để tham dự một buổi lễ thờ phượng. Những người khách luôn luôn được chào đón. Các buổi lễ thờ phượng ngày Chủ Nhật của chúng tôi bao gồm việc dự phần Tiệc Thánh (hay là lễ Ban Thánh Thể) và tham gia các lớp học Trường Chủ Nhật và các lớp khác ở nhà thờ.

Gặp với những người truyền giáo

Những người truyền giáo có thể giúp bạn tìm hiểu về niềm tin của chúng tôi qua việc chia sẻ các sứ điệp ngắn về Chúa Giê Su, kế hoạch của Thượng Đế dành cho bạn, và cách mà bạn có thể củng cố gia đình mình. Họ có thể giải đáp các thắc mắc mà bạn có về Giáo Hội và về cách để trở thành một tín hữu. Nếu bạn muốn nói về các chủ đề khác hoặc có những câu hỏi cụ thể, xin cứ nêu ra! Việc gặp với những người truyền giáo không có nghĩa là bạn đã quyết định gia nhập Giáo Hội. Đó chỉ đơn giản là một cách giúp bạn tìm hiểu thêm về Giáo Hội.

Chịu phép báp têm

Phép báp têm là một giao ước—hoặc một lời hứa—mà bạn lập với Thượng Đế. Khi chịu phép báp têm, bạn hứa phục vụ Ngài và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài hết sức có thể.

Làm thế nào bạn biết được là bạn muốn chịu phép báp têm? Bạn sẽ biết khi bạn cảm thấy một cảm giác chắc chắn và bình an nói rằng điều bạn đang học là chân thật. Chúng tôi gọi đó là một chứng ngôn. Khi đạt được một chứng ngôn về Chúa Giê Su và phúc âm Ngài, bạn có thể noi theo tấm gương của Ngài bằng cách chịu phép báp têm. Chúa Giê Su đã được báp têm bằng cách dìm mình xuống dòng sông Giô Đanh bởi Giăng Báp Tít (xin xem Ma Thi Ơ 3:13-17). Chúa Giê Su đã dạy rằng: “nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5). Bạn có thể chịu phép báp têm bởi một người truyền giáo hoặc bởi một người nào đó mà bạn quen biết tại nhà thờ.

Noi theo tấm gương hoàn hảo của Đấng Cứu Rỗi

Nếu bạn từng đọc Kinh Tân Ước, bạn có lẽ quen thuộc với câu chuyện Chúa Giê Su đến gặp Giăng Báp Tít để chịu phép báp têm.

"Khi ấy, Đức Chúa Giê Su từ xứ Ga Li Lê đến cùng Giăng tại sông Giô Đanh, đặng chịu người làm phép báp têm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp têm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Giê Su đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy." (Ma Thi Ơ 3:13-15)

Kể cả Chúa Giê Su, đấng không bao giờ phạm tội, đã chịu phép báp têm để cho thấy sự vâng lời Thượng Đế và làm gương cho chúng ta noi theo.

Phép báp têm là điều cần thiết để bước vào Thiên Thượng

Chúa Giê Su đã dạy rằng chúng ta cần phải chịu phép báp têm để quay trở về sống trong sự hiện diện của Thượng Đế sau khi kết thúc cuộc sống này.

Báp têm có nghĩa là được “sinh ra nhờ nước.” Phép báp têm giúp chúng ta có thể được sạch khỏi các tội lỗi của mình, là điều cần cho chúng ta để quay về với Thượng Đế.

Phép báp têm cần phải được thực hiện bằng cách dìm mình xuống nước

Phép báp têm trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô được thực hiện bằng cách dìm mình xuống nước, tức là một người được “dìm hẳn mình” xuống nước và được mang lên trở lại. Kinh Tháng cho chúng ta biết rằng “vừa khi chịu phép báp têm rồi, Đức Chúa Giê Su ra khỏi nước” (Ma Thi Ơ 3:16). Phép báp têm bằng cách dìm mình xuống dưới mang một ý nghĩ biểu tượng đẹp đẽ, không chỉ là sự tẩy sạch các tội lỗi, mà còn là cái chết, sự chôn cất, và sự phục sinh. Phép báp têm báo hiệu sự chấm dứt lối sống cũ của bạn và bắt đầu một cuộc sống đầy cam kết theo những giá trị của Ky Tô Hữu (xin xem Rô Ma 6:3-6).

Các thánh hữu ngày sau tin rằng phép báp têm phải được thực hiện bởi một người nào đó nắm giữ thẩm quyền chức tư tế hợp thức. Thẩm quyền đó trực tiếp từ Chúa Giê Su Ky Tô đã được ban lại qua sự phục hồi Giáo Hội của Đấng Ky Tô.

Phép báp têm và Đức Thánh Linh

Mặc dù chỉ riêng phép báp têm thôi đã là một sự kiện quan trọng, nhưng nó không trọn vẹn nếu thiếu đi việc tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh (tức Đức Thánh Thần). Tiếp nhận Đức Thánh Linh tức là được sinh ra bởi Thánh Linh (Giăng 3:5). Ân tứ Đức Thánh Linh được ban cho bạn sau phép báp têm để bạn có thể nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn, và an ủi của Thượng Đế trong suốt cuộc sống của bạn.

Bạn có thể chịu phép báp têm

Sứ Đồ Phi E Rơ cũng đã nói rõ rằng phép báp têm là một lệnh truyền cho tất cả mọi người: “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giê Su chịu phép báp têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.” (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38)

Trước khi bạn chịu phép báp têm, bạn cho thấy ước muốn của mình để tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế bằng cách hối cải những gì bạn đã làm sai. Việc này có thể cần bạn thú nhận những tội lỗi của mình trước khi chịu phép báp têm (xin xem Ma Thi Ơ 3:6) hoặc đền bù cho những lỗi lầm nếu bạn có thể.

Khi bạn chịu phép báp têm, bạn có một cơ hội để bắt đầu một cuộc sống mới—một cuộc sống tận tụy noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Các tội lỗi của bạn đã được tha thứ, và bạn có thể tái cống hiến bản thân mình để đưa ra những lựa chọn dẫn đến hạnh phúc. Sau khi bạn chịu phép báp têm và nhận ân tứ Đức Thánh Linh, Ngài sẽ giúp đỡ, an ủi, và hướng dẫn bạn trong các nỗ lực của bạn.

Hai chị em truyền giáo dạy phúc âm của Chúa Giê-xu Christ
Tìm hiểu thêm về Chúa Giê Su
Nhận một bản in Sách Mặc Môn miễn phí

Tìm hiểu các chủ đề khác

Cha mẹ chơi với một đứa trẻ đang hưởng những phước lành của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Năm điều giúp xây dựng một gia đình vững mạnh

Việc xây dựng một gia đình là vô cùng quantrọng nhưng cũng có thể khó khăn, đặc biệt làtrong thế giới ngày nay. Con cái của bạn sẽphải đối mặt với những quyết định khó khănhơn so với những điều bạn từng làm khi còntrẻ. Đây là năm cách thức bạn có thể củng cốvà bảo vệ gia đình của mình trước những tác động xấu của thế gian.

Cha mẹ dạy con cái họ những phước lành của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Các bạn có thể trở thành một gia đình mãi mãi

Gia đình là một phần quan trọng trong kế hoạch hạnh phúc của Thượng Đế. Chúng ta đều được sinh ra trong một gia đình. Chúng ta khao khát để xây dựng những mối quan hệ gia đình bền chặt. Ngôi nhà có thể là nơi chúng ta cảm nhận được sự bao bọc, an toàn và tình yêu thương. Thượng Đế không mong muốn những sự gắn bó trong gia đình bị mất đi khi chúng ta qua đời. Nhờ có Đền Thờ, chúng ta có thể đoàn tụ với gia đình của chúng ta trong cuộc sống tiếp theo.

Một phụ nữ dạy những người trẻ tuổi về Sách Mặc Môn và Chúa Giê Su Ky Tô

Bốn lý do bạn nên tới Nhà Thờ

Những điều chúng tôi học tập tại nhà thờ chỉ dẫn cho chúng tôi cách thức để đi theo Thượng Đế, gia tăng phần thuộc linh và có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn sẽ được nâng đỡ bởi những thành viên trung tín và có cơ hội để phụng sự và thờ phượng. Bạn cũng sẽ cảm nhận được Đức Thánh Linh, người mang đến “lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, sự tốt lành và đức tin.” (Ga La Ti 5:22)

Một đền thờ của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô

Đền Thờ Là Gì?

Những đền thờ là nơi thiêng liêng để thờ phượng, nơi mà chúng ta có thể đến gần hơn với Thượng Đế. Đền thờ là nhà của Thượng Đế. Đó là những nơi mà mỗi cá nhân có thể tới để lập những lời hứa thiêng liêng với Thượng Đế, cảm nhận được thánh linh của Ngài, và thoát khỏi cuộc sống bộn bề lo toan hằng ngày.

Một người đàn ông trên xe buýt nghiên cứu phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô trong Sách Mặc Môn

Đây là Nhà Thờ

Sự thờ phượng không chỉ giới hạn một ngày một tuần. Hãy tưởng tưởng nếu những điều trong nhà thờ vượt ra ngoài bốn bức tường của tòa nhà để truyền cảm hứng cho chúng ta mỗi ngày. Đây là sự thực hành về những điều chúng tôi giảng dạy. Đây là nhà thờ.

Một người đàn ông nghiên cứu phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô trong Sách Mặc Môn

Quyền Năng của Lời Cầu Nguyện

Thượng Đế là Cha Thiên Thượng đầy yêu thương của bạn. Là con của Ngài, bạn có thể cầu nguyện và xin Ngài giúp đỡ và chỉ dẫn. Bạn có thể sử dụng quyền năng của Thượng Đế để tìm ra các giải pháp cho những thử thách trong cuộc sống của mình.

Một hội thánh học về các phước lành của Chúa Giê Su Ky Tô

Mục đích của cuộc sống trần thế

Việc biết được bạn đến từ đâu sẽ giúp đỡ bạn hiểu được mục đích của bạn trên thế gian này. Nói ngắn gọn là linh hồn của bạn đã sống trên trời trước khi bạn sinh ra.

Một gia đình trồng hoa trong vườn

Trợ Giúp Nhân Đạo (Hội Từ Thiện Thánh Hữu Ngày Sau)

Hội Từ Thiện Thánh Hữu Ngày Sau giúp mọi người có thể tự cung tự cấp để cho họ trở nên tự lực lâu dài sau khi Hội Từ Thiện Thánh Hữu Ngày Sau rời đi.

Chúa Giê Su mỉm cười mời gọi tất cả mọi người hãy đến với Ngài

Nhờ có Ngài

Chúa Giê Su đã làm cho mọi điều trở nên có thể với chúng ta để vượt qua tội lỗi và cái chết và sống với Thượng Đế mãi mãi.

Một cô gái trẻ được báp têm

Tôi Trở Thành Tín Hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô Bằng Cách Nào?

Mọi người có thể tìm hiểu về Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô qua nhiều cách thức. Bạn có thể tham dự các buổi họp nhà thờ, hỏi bạn bè tín hữu của mình điều họ tin tưởng, hoặc gặp với những người truyền giáo của chúng tôi. Sau khi tìm hiểu về Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô và muốn trở thành một tín hữu, bạn có thể chọn để được làm phép báp têm. Hãy xem các video bên dưới để lắng nghe các câu chuyện và kinh nghiệm từ những người đã trở thành tín hữu!

Hai chị truyền giáo dạy các phước lành của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Gặp gỡ với những người truyền giáo

Bạn đã có thể đã thấy họ trên đường phố. Trên thực tế, có hơn 65.000 người truyền giáo toàn thời gian của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa Giê Su Ky Tô trên toàn thế giới tại bất cứ thời điểm nào. Nhưng họ là ai? Điều gì thôi thúc họ dành đến hai năm để chia sẻ với mọi người về Chúa Giê Su? Và, quan trọng nhất, họ có thể làm gì để giúp bạn?

Chúa Giê Su mỉm cười mời gọi tất cả mọi người hãy đến với Ngài

Chúa Giê Su Ki Tô

Chúa Giê Su là con trai của Đức Chúa Trời và là Đấng Cứu Rỗi yêu thương của chúng ta. Ngài đã sống để giảng dạy cho chúng ta, để trở thành tấm gương hoàn hào cho chúng ta, và Ngài đã chịu đau đớn và chết để cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Nhờ có Ngài, chúng ta có thể được tha thứ, chúng ta có thể vượt qua những thử thách và chúng ta có thể được sống cùng Thượng Đế một lần nữa.