25 Ngày Tử Tế
Từ ngày 1 tháng Mười Hai cho đến ngày Giáng Sinh, hãy chú ý đến cách mà mọi người xung quanh anh chị em chia sẻ ánh sáng của họ với anh chị em và những người khác. Mỗi ngày, hãy khen ngợi những hành động nhỏ nhưng tử tế của họ trên mạng xã hội. Hy vọng là những ví dụ được anh chị em chia sẻ có thể truyền cảm hứng cho nhiều người hơn nữa giang tay giúp đỡ với tình yêu thương như Chúa Giê Su đã làm. Hãy nhớ sử dụng hashtag sau đây trong các bài đăng của anh chị em.
#ThắpSángThếGian
Thắp Sáng Thế Gian Trong Suốt Tháng Này
Mỗi ngày trong tháng Mười Hai, hãy trở lại trang này để xem những câu chuyện, những trích dẫn, và video đặt Đấng Ky Tô làm trọng tâm mà sẽ soi dẫn anh chị em chia sẻ ánh sáng của mình với người khác.
Hôm nay, người nào cần đến ánh sáng của anh chị em? Chúng tôi có một danh sáng gồm 50 ý tưởng để chia sẻ ánh sáng của anh chị em trong Giáng Sinh này.
Làm thế nào anh chị em có thể lan tỏa ánh sáng của mình trong tháng Mười Hai? Hãy dành 30 giây suy ngẫm, rồi đứng lên hành động!
Hôm nay, người nào cần đến ánh sáng của anh chị em? Hãy đọc các câu chuyện dưới đây:
“Trong khi con trai của chúng tôi nằm viện nhiều ngày, một vài người đã cùng nhau đến để treo đèn Giáng Sinh lên ngôi nhà của chúng tôi.”
“Người lãnh đạo của con trai tôi đã dạy nó cách đi xe đạp để nó không cảm thấy bị lạc lõng trong một sinh hoạt ở nhà thờ.”
“Một vài tín hữu Giáo Hội đã cùng nhau giúp cơi nới căn nhà của chúng tôi để giúp người anh mới bị liệt gần đây của tôi.”
“Khi tôi thừa nhận mình là người đồng tính, [một người bạn] đã ôm lấy tôi.”
“Thay vì gõ cửa, [một người bạn từ Giáo Hội] đã để lại một tin nhắn thật tử tế trên cửa vào ngày mà tôi cần được yên tĩnh một mình.”
“Các chị em Hội Phụ Nữ đã giúp tôi mua được sữa công thức cho con tôi. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của họ.”
“Trước đây, khi tôi có ý nghĩ tự tử, một người bạn ở nhà thờ đã chạy đến nhà tôi và ở bên tôi.”
Trích từ “Những Người Mang Ánh Sáng Thiên Thượng”
Chúa Giê Su Ky Tô đã phán: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo Ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” [Giăng 8:12].
Điều này có nghĩa là gì?
Đơn giản như thế này: Người [nào] khiêm nhường noi theo Chúa Giê Su Ky Tô sẽ trải nghiệm và được sẻ chia trong ánh sáng của Ngài. Và ánh sáng đó sẽ gia tăng cho đến khi cuối cùng nó xua tan bóng tối, thậm chí cả bóng tối [dày đặc] nhất.
Nó có nghĩa là có một quyền năng, một sự ảnh hưởng mạnh mẽ, xuất phát từ Đấng Cứu Rỗi. Nó đến “từ nơi hiện diện của Thượng Đế chiếu ra để làm tràn ngập khoảng mênh mông của không gian” [Giáo Lý và Giao Ước 88:12]. Bởi vì quyền năng này khai sáng, nâng đỡ, và thắp sáng cuộc sống của chúng ta, thánh thư thường gọi nó là ánh sáng, nhưng nó còn được [gọi] là tinh thần và lẽ thật. …
… Mỗi khi anh [chị] em để ý một ai đó gặp hoạn nạn và . . . tìm đến người đó trong tình yêu thương, thì ánh sáng của [Thượng Đế] sẽ lan rộng và gia tăng. …
Hãy suy nghĩ về những kinh nghiệm cá nhân của anh [chị] em, những lúc phục vụ Thượng Đế và những người khác khi ánh sáng thiêng liêng đã chiếu sáng trong cuộc sống của anh [chị] em. … Hãy chia sẻ những khoảnh khắc đó với gia đình, bạn bè, và đặc biệt là với giới trẻ, là những người đang tìm kiếm ánh sáng. Họ cần phải nghe từ anh em rằng ánh sáng này mang lại hy vọng và sự chữa lành, thậm chí trong một thế giới đầy bóng tối.
Ánh sáng của Đấng Ky Tô mang lại hy vọng, hạnh phúc, và sự chữa lành cho bất kỳ vết thương hoặc bệnh tật thuộc linh nào [xin xem 1 Giăng 1:7; An Ma 7:11–13]. Những người đã trải nghiệm được ảnh hưởng tôi luyện này trở thành những công cụ trong tay của Sự Sáng của Thế Gian để mang lại ánh sáng cho những người khác. (Dieter F. Uchtdorf, “Những Người Mang Ánh Sáng Thiên Thượng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017)
Hôm nay, người nào cần đến ánh sáng của anh chị em? Hãy sử dụng công cụ Sự Tử Tế - Ý Tưởng Ngẫu Nhiên của chúng tôi để có ý tưởng về cách để bắt đầu.
Hôm nay, người nào cần đến ánh sáng của anh chị em? Khi anh chị em tử tế, hệ thần kinh tưởng thưởng trong não bộ sẽ được kích thích như thể anh chị em là người nhận được sự tử tế chứ không phải là người trao tặng!
Hãy đọc những thông tin này từ một nghiên cứu về sự tử tế để tìm hiểu thêm.
Sự Tử Tế Làm Tăng …
Năng Lượng
“Khoảng một nửa số người tham gia một nghiên cứu báo cáo rằng họ cảm thấy khỏe hơn và năng động hơn sau khi giúp đỡ người khác; nhiều người cũng báo cáo về việc cảm thấy bình tĩnh hơn và bớt chán nản, cũng như cảm thấy gia tăng những cảm nghĩ công nhận giá trị bản thân” (Christine Carter, Trường UC Berkeley, Trung Tâm Khoa Học Greater Good Science Center)
Hạnh Phúc
Một cuộc khảo sát về hạnh phúc do Trường Harvard Business thực hiện năm 2010 tại 136 quốc gia cho thấy rằng những người có lòng vị tha—trong trường hợp này, là những người hào phóng về tiền bạc, như là những người quyên góp từ thiện—nhìn chung là hạnh phúc nhất.
Hormone serotonin
Giống như hầu hết các thuốc chống trầm cảm, sự tử tế khích thích quá trình sản xuất serotonin. Chất này làm bạn cảm thấy dễ chịu, giúp chữa lành vết thương, khiến bạn bình tĩnh, và làm cho bạn hạnh phúc!
Sự Tử Tế Làm Giảm …
Đau Đớn
Việc tham gia vào các hành vi tử tế giúp sản xuất endorphins, là chất giảm đau tự nhiên trong não bộ!
Căng Thẳng
Những người thường xuyên tử tế có mức độ cortisol (hormone gây căng thẳng) thấp hơn 23% và trẻ lâu hơn so với dân số trung bình!
Lo Âu
Một nhóm người có nhiều lo âu đã thực hiện ít nhất 6 hành vi tử tế mỗi tuần. Sau một tháng, có sự cải thiện đáng kể về tâm trạng và sự hài lòng trong các mối quan hệ, cũng như giảm bớt sự tránh né các tình huống giao tiếp xã hội ở những người bị chứng sợ xã hội (nghiên cứ của Đại Học British Columbia).
("Kindness Health Facts," https://www.dartmouth.edu/wellness/emotional/rakhealthfacts.pdf).
Ghi chú: Câu trích dẫn gốc đã được biên tập một chút về ngữ pháp.
Hôm nay, người nào cần đến ánh sáng của anh chị em?
Nhớ theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội để biết mọi nội dung của Thắp Sáng Thế Gian, và chia sẻ kinh nghiệm của anh chị em với #ThắpSángThếGian.
Chia sẻ ánh sáng của anh chị em bằng cách quyên góp từ thiện.
Hôm nay, người nào cần đến ánh sáng của anh chị em? Sự tử tế rất dễ lan tỏa! Các nghiên cứu cho thấy rằng những người nhìn thấy điều tốt lành thì sẽ dễ làm điều tốt lành hơn.
Hãy đọc các thông tin sau đây từ một nghiên cứu của Trường Dartmouth để tìm hiểu thêm:
Sự Tử Tế Dễ Lan Tỏa
Những kết quả tích cực của sự tử tế đã được chứng nghiệm trong não bộ của bất kỳ ai chứng kiến hành vi đó, làm cải thiện tâm trạng của họ và làm cho họ càng có nhiều khả năng “tiếp tục đền đáp” cho hành vi tử tế đó. Điều này có nghĩa là một việc làm tốt trong một khu vực đông đúc có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền và làm cho ngày của hàng chục người khác tươi đẹp hơn!
Sự Tử Tế Có Thể Học Theo
“Nó giống như tập thể hình, chúng tôi tìm ra là con người có thể thật sự phát triển ‘cơ bắp’ trắc ẩn của mình và phản ứng trước nỗi đau khổ của người khác bằng sự quan tâm và ước muốn giúp đỡ” (Tiến sĩ Ritchie Davidson, Đại Học Wisconsin).
("Kindness Health Facts," https://www.dartmouth.edu/wellness/emotional/rakhealthfacts.pdf).
Ghi chú: Câu trích dẫn gốc đã được biên tập một chút về ngữ pháp.
Chúa Giê Su đã đi từ nơi nọ qua nơi kia làm phước. Tìm hiểu cách Ngài đã chia sẻ ánh sáng của Ngài trong thánh thư.
Trích từ “Hãy Làm Gương và Làm Một Ánh Sáng”
“Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời” [Ma Thi Ơ 5:16]. …
Mỗi người chúng ta đã đến thế gian và được ban cho Ánh Sáng của Đấng Ky Tô. Khi chúng ta noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi và sống như Ngài đã sống và như Ngài đã dạy, thì ánh sáng đó sẽ hừng hực trong lòng chúng ta và sẽ soi đường cho những người khác. …
… [Trong số] những người chúng ta có thể ảnh hưởng đến, [có] những người cô đơn, những người bị bệnh, và những người cảm thấy nản lòng. Cơ hội của chúng ta là giúp đỡ họ và nâng cao tinh thần của họ. Đấng Cứu Rỗi đã mang hy vọng đến cho người tuyệt vọng và sức mạnh cho người yếu đuối. Ngài chữa lành người bệnh; Ngài làm cho kẻ què đi được, người mù thấy được, kẻ điếc nghe được. Ngài còn khiến người chết sống lại nữa. Trong suốt giáo vụ của Ngài, với lòng bác ái, Ngài đã tìm đến bất cứ người hoạn nạn nào. Khi noi theo gương Ngài, thì chúng ta sẽ ban phước cho cuộc sống của nhiều người kể cả cuộc sống của chúng ta. …
Chúng ta có cơ hội để nêu gương sáng mỗi ngày, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta sẽ có cơ hội để làm một ánh sáng trong cuộc sống của những người khác, cho dù họ là những người trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp của chúng ta, hay chỉ là những người mới quen biết, hoặc hoàn toàn xa lạ. …
Lời phán này của Đấng Cứu Rỗi thật là yên tâm biết bao: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” [Giăng 8:12]. (Thomas S. Monson, “Hãy Làm Gương và Lam Một Ánh Sáng”, Liahona, tháng Mười Một năm 2015)
Trong Giáng Sinh này, anh chị em được mởi chia sẻ ánh sáng của mình với một người mỗi ngày.
Chúa Giê Su là một tấm gương tuyệt vời về ánh sáng và tình yêu thương. Xem cách để nêu gương về ánh sáng của Ngài ở đây:
Anh chị em nghĩ đến ai hôm nay? Hãy tìm một cách phục vụ cho người nào đó trong cuộc sống của anh chị em vào Giáng Sinh này.
Hôm nay, người nào cần đến ánh sáng của anh chị em? Hành động nhỏ của anh chị em có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.
Ngày Chủ Nhật này, hãy cùng với những người khác tham dự một buổi lễ Giáng Sinh đặt Đấng Ky Tô làm trọng tâm. Anh chị em được chào đón để tham gia với chúng tôi. Thậm chí anh chị em còn có thể mời thêm một người bạn đến cùng!
Hôm nay, người nào cần đến ánh sáng của anh chị em? Đôi khi sự phục vụ giống như Đấng Ky Tô chỉ đơn giản như là có mặt bên cạnh người gặp khó khăn.
Trích từ “Để Họ Thấy Được”
Đấng Cứu Rỗi đã làm chứng: “Này, ta là sự sáng; ta đã làm gương cho các ngươi noi theo” [3 Nê phi 18:6]. Chúng ta hãy nhìn vào một trong các tấm gương của Ngài.
Người đàn bà bên giếng nước là một người Sa Ma Ri không biết Chúa Giê Su Ky Tô và bị nhiều người trong chính xã hội của mình ruồng bỏ. Chúa Giê Su đã gặp và bắt đầu trò chuyện. Ngài nói với bà ta về nước. Rồi Ngài dẫn bà đến ánh sáng gia tăng của sự hiểu biết khi Ngài tuyên bố mình chính là “nước sự sống” [xem Giăng 4:9-30].
Đấng Ky Tô đã quan tâm đến người đàn bà ấy và những nhu cầu của bà ấy với lòng trắc ẩn. Ngài đã nói chuyện theo cách mà bà ấy có thể hiểu được, bắt đầu bằng một thứ quen thuộc và phổ biến. Nếu Ngài chỉ dừng lại tại đó, thì đó có thể là một cuộc gặp gỡ tích cực. Nhưng nó sẽ không có được kết quả là người phụ nữ đó đi vào thành phố để tuyên bố: “Hãy đến xem …: ấy chẳng phải là Đấng Ky Tô sao?” [Giăng 4:29]. Dần dần, qua cuộc trò chuyện, bà ấy đã khám phá ra Chúa Giê Su Ky Tô, và mặc cho quá khứ của mình, bà ấy trở thành một nguồn ánh sáng, soi đường cho những người khác thấy được. …
Anh chị em và tôi có đủ [ánh] sáng để chia sẻ ngay bây giờ. …
Hãy tự hỏi bản thân mình: “Ai cần ánh sáng mà mình đang có để tìm ra con đường họ cần đi nhưng không thể thấy được?” …
… Chúng ta có thể giúp đỡ. Chúng ta có thể chủ tâm chiếu sự sáng của mình để người khác thấy được. Chúng ta có thể đưa ra một lời mời. Chúng ta có thể cùng đi trên cuộc hành trình với những người đang tiến một bước về phía Đấng Cứu Rỗi, dù ngập ngừng ra sao. …
… Những cố gắng đó có thể đòi hỏi chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn của mình, nhưng chúng ta có thể yên tâm rằng Chúa sẽ giúp ánh sáng của chúng ta tỏa chiếu. (Bonnie H. Cordon, “Để Họ Thấy Được,” Liahona, tháng Năm năm 2020)
Cách đây hơn 2.000 năm, Thượng Đế đã gửi Chúa Giê Su Ky Tô đến để trở thành một ánh sáng cho thế gian. Hãy xem câu chuyện này. Hãy xem và chia sẻ câu chuyện này.
Hôm nay, người nào cần đến ánh sáng của anh chị em? Trước khi mở các gói quà vào ngày mai, hãy tìm cách lan tỏa ánh sáng cho những người xung quanh anh chị em.
Giáng Sinh An Lành! Khi kỷ niệm sự giáng sinh của Chúa Giê Su, chúng ta tưởng nhớ những lời của Ngài: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta … [sẽ] có ánh sáng của sự sống” (Giăng 8:12).
Chúng tôi hy vọng anh chị em đã có một lễ Giáng Sinh tràn đầy tình yêu thương và niềm vui khi anh chị em tìm thấy các cơ hội để là ánh sáng trong cuộc đời những người xung quanh mình.
Để nhận được các nội dung tập trung vào Đấng Ky Tô trong suốt năm, hãy theo dõi các kênh truyền thông xã hội của chúng tôi.